Tại buổi lễ chào cờ thầy tổng phụ trách Cao Hồng Quân đã tổng kết, đánh giá các hoạt động tổ chức tháng hè; phát động các hoạt động thi đua chào mừng kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 02/9/2017. Sau đó là nghi lễ chào đón tân học sinh khối 6. Năm nay, nhà trường đã tuyển sinh được 5 lớp dành cho học sinh khối 6.
Thầy Cao Hồng Quân đã tổng kết, đánh giá các hoạt động hè
Thay mặt ban giám hiệu nhà trường, cô giáo Mai Lan - Hiệu trưởng Nhà trường đã phát biểu chỉ đạo và căn dặn các em học sinh một số nhiệm vụ đầu năm học mới. Đồng thời cô cũng bày tỏ niềm tin tưởng vào một năm học mới với nhiều thành công và thắng lợi.
Cô Mai Thị Lan - Hiệu trường nhà trường phát biểu tại buổi lễ
Cùng thời điểm học sinh tập trung, bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng và có diễn biến phức tạp, thầy và trò nhà trường cũng cần thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách để phòng, chống bệnh. Chính vì vậy, nhân dịp lễ chào cờ, nhà trường cũng tổ chức tuyên truyền cho toàn thể học sinh, giáo viên về bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống, trong đó tập trung hướng dẫn biện pháp phòng tránh muỗi đốt, diệt muỗi, bọ gậy, quyết tâm không để phát sinh ổ chứa bọ gậy trong nhà trường.
Cô Nguyễn Thị Thanh Thảo - nhân viên y tế nhà trường đã tuyên truyền tới gv và hs những thông tin bổ ích để nhận biết, phòng và chống dịch sốt xuất huyết.
Cô Nguyễn Thị Thanh Thảo tuyên truyền cách phòng và chống dịch sốt xuất huyết.
1. Nguyên nhân của bệnh, cách lây truyền :
Bệnh SXH do virus Dengue ( Đen- gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti ( An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn.
Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.
Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
Vòng đời của muỗi vằn trải qua 4 giai đoạn : trứng- bọ gậy- lăng quăng- muỗi trưởng thành.
2. Biểu hiện của bệnh:
- Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức các khớp.
- Có ban đỏ, xuất huyết da, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…
3. Cách phòng chống bệnh SXH:
- Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện…
- Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay đối với trẻ em, ngủ mùng kể cả ban ngày…
- Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
- Thường xuyên cọ, súc rửa lu, khạp, chum vại, phi… , dùng bàn chà chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.
- Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy
- Đối với các dụng cụ khác: bát kê chân chạn, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước ít nhất một lần trong một tuần, cho muối ăn hoặc dầu lin vào bát kê chân chạn, cọ rửa thành của vật dụng để loại bỏ trứng.
- Loại trử ổ bọ gậy bằng cách phá hủy hoặc loại bỏ những ổ nước tự nhiên hay nhân tạo trong và xung quanh nơi ở :
• Thu dọn rác ( chai, lọ, bát , lu vỡ, vở hộp nhựa, lớp xe hỏng, vỏ gáo dừa…)
• Lấp các hốc cây bằng xi măng, cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn.
• Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.
Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng, nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Buổi lễ kết thúc, các em về lớp học bắt đầu những tiết học đầu tiên của năm học 2016-2017. Mỗi em học sinh của nhà trường sẽ luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác trong học tập và rèn luyện để đạt được những thành tích cao trong học tập, tiếp nối truyền thống nhà trường. Đồng thời, qua buổi lễ chào cờ kết hợp với tuyên truyền, gv và hs nhà trường đã có những hiểu biết để phòng và chống dịch sốt xuất huyết đang lan tràn và gây nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng.