1. Hình ảnh cô bé bán diêm hiện lên trong đoạn truyện mở đầu gợi cho em liên tưởng đến những cảnh ngộ nào đã gặp trong cuộc sống? Em nhớ đã từng nhìn thấy, đọc truyện, xem phim có những cảnh tượng, nhân vật nào như thế?
(Hs có thể liên tưởng đến những cảnh đời nghèo khổ, bất hạnh như cô Tấm, Lọ Lem, em bé bán báo, đánh giày…)
2 Phần đầu truyện có nhiều cảnh tượng, hình ảnh xúc động. Trong đó ấn tượng hơn cả có lẽ là hình ảnh “ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh” hiện lên trong hồi tưởng của em bé. Theo em, vì sao lúc đó em bé lại nhớ đến ngôi nhà xưa một cách rõ nét như thế? Vì sao hình ảnh này lại có thể gây xúc động nhất?
(Ngôi nhà xưa- nơi từng có hình ảnh người bà hiền hậu, có những đêm giao thừa ấm áp; là hình ảnh của một quá khứ tươi đẹp, đầm ấm, hạnh phúc. Hình ảnh ấy gạy xúc động bởi đó không chỉ là hình ảnh một ngôi nhà thực mà hơn thế còn là hình ảnh về tổ ấm gia đình yêu thương, bao bọc, che chở mỗi con người)
3. Phần truyện tiếp theo, tác giả kể về năm lần cô bé quẹt diêm. Đây cũng là đoạn mang đậm màu sắc cổ tích. Em thấy trong phần truyện này có chỗ nào giống và khác với những truyện cổ tích mà em biết?
(*Giống: có các chi tiết tưởng tượng, kì ảo. *Khác: không có bà tiên, ông bụt hiện ra để giúp đỡ em bé)
4. Ấn tượng, cảm xúc của em về những cảnh tượng kì diệu hiện lên trong đoạn truyện. Em hãy tưởng tượng xem cô bé ước muốn điều gì trong những lần quẹt diêm? Hãy chỉ ra tính hợp lí trong những ước muốn ấy. Nếu bỏ đi vài lần quẹt diêm thì mạch truyện ảnh hưởng như thế nào?
5. Theo em, vì sao nhà văn đã dành phần lớn câu chuyện để kể về những mộng tưởng đẹp của cô bé? Nếu truyện chỉ dừng lại miêu tả cảnh ngộ của cô bé thì em có hiểu được những điều cô bé mơ ước không? Thử tìm thông điệp mà nhà văn muốn nói với bạn đọc, từ những ước mơ của cô bé?
(Đoạn truyện này mở ra vẻ đẹp trong tâm hồn cô bé. Dù cho cuộc sống hết sức cùng khổ nhưng tâm hồn em vẫn thật ngây thơ, trong sáng, thánh thiện. Nếu truyện chỉ dừng lại tả cảnh ngộ của cô bé, người đọc sẽ không cảm nhận hết vẻ đẹp tâm hồn và những ước mơ cháy bỏng của em bé. Điều nhà văn muốn nói với bạn đọc: Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn mơ ước được sống tốt đẹp hơn. Ước mơ, trí tưởng tượng phong phú có thể giúp con người làm nên những điều kì diệu…)
6. Phần kết thúc là một đoạn truyện gợi nhieều ám ảnh, suy nghĩ cho người đọc. Nhận xét về kết truyện có một số ý kiến cho rằng đó là một cảnh tượng thương tâm, là một cáo trạng lên án thói vô cảm của con người; ý kiến khác lại cho rằng đó là một cái chết hạnh phúc, mang màu sắc cổ tích. Em nghiêng về ý kiến nào? Có thể nêu cảm nhận , suy nghĩ của riêng em?
7. Em hiểu nhà văn muốn nói điều gì sâu xa hơn trong chi tiết kết thúc truyện? Vì sao nhà văn cho rằng những người qua đường không thể biết được những điều kì diệu mà em bé đã trông thấy?
(Đoạn kết thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Những người qua đường chỉ nhìn thấy hiện thực bi thảm, họ không hiểu được thế giới mộng tưởng của trẻ thơ, những ước mơ của em bé nghèo khổ- Nếu con người không có khả năng thấu hiểu, đồng cảm thì sẽ không bao giờ biết được những điều kì diệu của cuộc sống)
8. Nếu được tưởng tượng một kết thúc khác, em sẽ kết thúc như thế nào?